Lịch sử và tiến trình phát triển của công nghệ Blockchain

Chia sẻ :

Công nghệ Blockchain đã và đang phát triển đến giai đoạn nào và ứng dụng thực tiễn của nó với đời sống chúng ta ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức cơ bản qua bài viết này nhé. Đây là cách nhìn riêng của tôi sau hơn ba năm tham gia và nghiên cứu trong thị trường này, kiến thức có thể còn thiếu sót, chúng ta cùng thảo luận ở cuối bài viết nhé.

1. Blockchain là gì

Blockchain ( chuỗi khối ) là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Các khối thông tin này hoạt động độc lập theo thời gian và chúng có thể mở rộng theo thời gian. Và điều đặc biệt là chúng được quản lý bởi những người tham gia vào hệ thống chứ không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.

Nghĩa là một khối thông tin khi ghi vào hệ thống lưu trữ Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia mạng.

Nó là hệ thống ngang hàng Peer to Peer loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, sự minh bạch và ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.

2. Đặc điểm nổi bật của Blockchain

Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain : theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn internet trên toàn cầu.

  • Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
  • Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
  • Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
  • Hợp đồng Thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-thisthen-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

2.1 Dữ liệu không bị mất

Dữ liệu blockchain được lưu trữ trên hàng ngàn thiết bị trên một mạng lưới gồm nhiều node phân tán, hệ thống và dữ liệu có khả năng chống lại lỗi kỹ thuật và các cuộc tấn công.

Mỗi node trong mạng có khả năng sao chép và lưu trữ một bản sao của cơ sở dữ liệu nên dữ liệu sẽ không bị mất mà vẫn được bảo toàn.

2.2 Tính ổn định

Các khối không thể bị đảo ngược, có nghĩa là dữ liệu đã được ghi vào blockchain, thì đồng nghĩa với việc loại bỏ hoặc thay đổi là vô cùng khó khăn. Chính điều này đã khiến blockchain trở thành công nghệ tuyệt vời cho các lĩnh vực lưu trữ hồ sơ tài chính hoặc các giao dịch, dữ liệu được ghi lại vĩnh viễn trên một sổ cái phân tán và công khai.

2.3 Hệ thống không cần sự tin tưởng

Hiện nay trong hầu hết các phương thức thanh toán truyền thống, các giao dịch sẽ được bảo chứng bởi một bên trung gian ví dụ như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng….

Nhưng khi sử dụng công nghệ Blockchain sẽ loại bỏ quá trình trung gian này thông qua việc các nút phân tán xác minh các giao dịch thông qua quá trình đào.

Với một hệ thống blockchain thì sẽ loại bỏ tối đa được rủi ro từ việc tin tưởng vào một tổ chức duy nhất và giảm chi phí chung và chi phí giao dịch bằng cách loại bỏ các bên trung gian hoặc bên thứ ba.

2.4 Dữ liệu chất lượng cao

Dữ liệu lưu trữ trên Blockchain sẽ được hoàn thiện, thích hợp, kịp thời chính xác và phổ biến rộng rãi. Tất cả mọi người có thể xem được dữ liệu nhưng không có quyền truy cập vào dữ liệu nếu như không có khóa riêng.

Ví dụ : Khi bạn có một địa chỉ ví Bitcoin và bạn muốn cho mọi người thấy. Tất cả mọi người có thể xem các giao dịch trên ví của bạn, xem số dư trên ví của bạn. Nhưng họ không có quyền truy cập vào địa chỉ ví đó, không rút tiền được trừ khi bạn cấp khóa hoặc họ lấy trộm được khóa của bạn.

2.5 Tính minh bạch và không thể thay đổi

Tất cả các dữ liệu lưu trữ trên blockchain có thể được xem xét công khai bởi các bên, tạo sự minh bạch. Các giao dịch là bất biến nghĩa là chúng không thể bị thay đổi hoặc bị xóa đi.

2.6 Các giao dịch nhanh hơn

Các giao dịch liên ngân hàng có thể mất tới một tới vài ngày để thực hiện xong. Nhưng với giao dịch Blockchain thì có thể giảm xuống còn vài phút, hoặc vài giây và được xử lý 24/7.

2.7 Giao dịch xuyên biên giới

Nếu như trước đây các giao dịch bị hạn chế bởi múi giờ và cần có sự xác nhận của tất cả các bên thì Blockchain khi tham gia sẽ xử lý quá trình này cho các giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng.

2.8 Tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm chi phí nhờ việc cắt giảm được các quy trình xác minh không cần thiết, giảm thiểu các lỗi và giảm tải việc lưu trữ bằng giấy truyền thống.

3. Hạn chế hiện tại

3.1 Hiệu suất

Blockchain sẽ luôn chậm hơn so với các cơ sở dữ liệu tập trung. Khi một giao dịch được xử lý một blockchain cần được xử lý độc lập bởi mọi node trong mạng lưới, xác nhận chữ ký và cần đạt được sự đồng thuận giữa các node trong mạng.

3.2 Vấn đề tích hợp

Để ứng dụng công nghệ Blockchain vào thực tế sẽ cần các công ty phải có chiến lược thay đổi phần lớn hoặc hoàn toàn các hệ thống hiện có.

Hiện nay, chúng chưa có nhiều các công ty tích hợp hệ thống xử lý giao dịch blockchain trong nền tảng của họ. Trừ những sàn giao dịch tài sản tiền mã hóa, những App lưu trữ tài sản kỹ thuật số.

3.3 Mức độ tiêu thụ năng lượng lớn

Các nhà khai thác mạng lưới Bitcoin Blockchain rõ ràng đã gặp vấn đề trong việc xác nhận giao dịch sử dụng nguồn năng lượng tương đối lớn.

Bitcoin không thể khai thác ở những quốc gia có nguồn cung năng lượng điện hạn chế hoặc có giá nguồn cung điện cao.

3.4 Lỗ hổng 51%

Lý thuyết chỉ ra có thể có một cuộc tấn công xảy ra nếu có một đơn vị kiểm soát hơn 50% sức mạnh băm của mạng lưới. Điều này sẽ cho phép đơn vị này phá vỡ mạng lưới bằng cách cố ý ngăn chặn hoặc sửa đổi việc đặt ra các giao dịch.

Tuy vậy thực tế chưa bao giờ có cuộc tấn công 51% thành công do khi mạng lưới phát triển lớn hơn bảo mệt sẽ tăng lên đáng kể và rất khó có thợ đào nào có đủ tiền đầu tư tài nguyên lớn để tấn công Bitcoin Blockchain.

Mặc dù tồn tại những nhược điểm, công nghệ blockchain vẫn đang là niềm hi vọng của nhân loại. Sẽ cần một chặng đường dài để công nghệ này được áp dụng vào cuộc sống. Vài năm tới chúng ta sẽ có thể thấy những ứng dụng to lớn của công nghệ blockchain trong cuộc sống.

4. Các cơ chế đồng thuận trong Blockchain

  • Proof of Work (Bằng chứng Công việc): Phổ biến trong Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin và hầu hết các loại tiền mã hoá. Tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện.
  • Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần): Phổ biến trong Decred, Peercoin và trong tương lai là Ethereum và nhiều loại tiền mã hoá khác. Phân cấp hơn, tiêu hao ít năng lượng và không dễ gì bị đe doạ.
  • Delegated Proof-of-Stake (Uỷ quyền Cổ phần): Phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares. Chi phí giao dịch rẻ; có khả năng mở rộng; hiệu suất năng lượng cao. Tuy nhiên vẫn một phần hơi hướng tập trung vì thuật toán này lựa chọn người đáng tin cậy để uỷ quyền.
  • Proof of Authority (Bằng chứng Uỷ nhiệm): Đây là mô hình tập trung thường thấy trong POA.Network, Ethereum Kovan testnet. Hiệu suất cao, có khả năng mở rộng tốt.
  • Proof-of-Weight (Bằng chứng Khối lượng / Càng lớn càng tốt): Phổ biến trong Algorand, Filecoin. Có thể tuỳ chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên quá trình thúc đẩy việc phát triển sẽ là một thử thách lớn.
  • Byzantine Fault Tolerance : Năng suất cao; chi phí thấp; có khả năng mở rộng. Tuy nhiên vẫn chưa thể tin tưởng hoàn toàn. Thuật toán này có 2 phiên bản là:
  • Federated Byzantine Agreement, Directed Acyclic Graphs (Thuật toán tô pô): Thường thấy trong Iota (công nghệ Tangle), Hashgraph, Raiblocks/Nano (công nghệ Block-lattice), là một đối thủ của Blockchain.

5. Các giai đoạn phát triển của Blockchain

Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán

Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.

Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường

Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng thông minh.

Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động

Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature.

Blockchain 4.0 – Tài chính phi tập trung DeFi

Tài chính phi tập trung, thường nói đến các tài sản kỹ thuật số, các hợp đồng thông minh tài chính, các giao thức và các ứng dụng ( DApp ) trên một mạng lưới Blockchain nào đó. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là các phần mềm tài chính được xây dựng trên cùng một nền tảng Blockchain và có liên kết lại với nhau.

6. Ứng dụng thực tế

6.1 Ứng dụng Blockchain trong Thương mại điện tử

Hiện nay thị trường bán lẻ đang dịch chuyển dần sang nền tảng thương mại điện tử trực tuyến và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy vậy để đạt được sự tin tưởng từ người tiêu dùng cũng như tối ưu hóa chi phí cho mô hình phân phối là điều mà các doanh nghiệp đang nỗ lực giải quyết nhằm thúc đẩy thương mại điện tử tiến xa.

Với việc sử dụng các hợp đồng thông minh smart contract khi ứng dụng công nghệ blockchain sẽ giải quyết được thách thức này.

Warranteer: Là ứng dụng Blockchain cho phép người tiêu dùng dễ dàng truy cập thông tin về sản phẩm họ đã mua và nhận hỗ trợ dịch vụ trong trường hợp có trục trặc về sản phẩm.

Blockpoint: Ứng dụng tạo ra các hệ thống thanh toán và chấp nhận ví điện tử, các chương trình khách hàng thân thiết và quà tặng.

6.2 Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Bạn có biết thực phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày tới từ đâu? Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và để tạo ra được sản phẩm tới tay người tiêu dùng chúng ta cần trải qua rất nhiều khâu trung gian từ sản xuất tới mua hàng.

Vậy làm thế nào để đảm bảo được chất lượng, tính minh bạch, sự tin cậy của sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm. Đó chính là công nghệ Blockchain.

Việc ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm hàng hóa đang tạo ra những bước tiến đột phá trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc.

Food Industry: Là ứng dụng Blockchain giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả giúp tìm ra và truy xuất được những thực phẩm bẩn có thể bị ô nhiễm ở đâu trong chuỗi cung ứng.

OriginTrail: Là nền tảng blockchain cho phép người tiêu dùng biết hàng hóa thực phẩm của họ mua đến từ đâu và cách chúng được sản xuất.

VeChain đã công bố hợp tác với DNV GL để sử dụng công nghệ blockchain cho truy xuất nguồn gốc, giám sát, bảo mật và kiểm toán cho ngành dược phẩm quốc gia.


6.3 Ứng dụng Blockchain trong thanh toán dịch vụ tài chính, ngân hàng

Có lẽ những ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính được thấy khá rõ và cụ thể thông qua các sản phẩm tiền điện tử cụ thể là Bitcoin.

Ripple: Đang hướng tới trở thành nhà cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu, kết nối tới các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, doanh nghiệp và các giao dịch tài sản kỹ thuật số theo nhu cầu toàn cầu.

TP Bank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Blockchain của Ripple trong chuyển tiền quốc tế.

ABRA: Ứng dụng toàn cầu và ví tiền điện tử cho phép bạn mua và trữ 20 loại tiền mã hóa gồm Bitcoin, Ethereum, Litecoin…

6.4 Ứng dụng Blockchain trong việc bỏ phiếu bầu cử

Do các vấn đề phức tạp trong bảo mật và gian lận bầu cử, rất ít quốc gia lựa chọn bỏ phiếu điện tử. Blockchain sẽ cung cấp một giải pháp cho vấn đề này. Tính bất biến sẽ khiến các dữ liệu thêm vào được toàn vẹn và kết quả bỏ phiếu sẽ được cập nhập ngay lập tức mà không cần phải thông qua kiểm duyệt truyền thống.

Mới đây, Liên bang Nga đã bỏ phiếu bằng hình thức bỏ phiếu điện tử để gia tăng thời gian tại vị của Tổng thống giúp ông Putin có thể lãnh đạo lâu hơn.

6.5 Ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực logistics:

Đẩy nhanh quá trình vận chuyển, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí bởi trong quá trình vận hành đã được quản lý bởi Blockchain.

Truy xuất nguồn gốc và kiểm soát được trạng thái vận chuyển.

Hạn chế những chi phí phát sinh bởi bến bãi, cầu cảng, vận chuyển…. tránh những gian lận không đáng có.

7. Tương lai của Công nghệ Blockchain

Có một điều mà tôi muốn chia sẻ với bạn sự tương đồng giữa Blockchain và Internet vào những năm 2000:
•    Các chuyên gia đồng ý và khẳng định rằng blockchain có tiềm năng thay đổi hầu hết mọi thứ.
•    Những công ty lớn vẫn đang đầu tư rất mạnh và đang thử nghiệm, ứng dụng blockchain trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã thu được các phản hồi tích cực.
•    Hiện chưa có cơ sở hạ tầng blockchain ở cấp độ toàn cầu hay quốc tế nhưng nó vẫn thu hút được rất nhiều người thí điểm.
•    Mọi người không thực sự hiểu Blockchain là gì nhưng nó chắc chắn sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Liệu lịch sử có lặp lại?
Internet đã trải qua một thời gian đen tối với bong bóng dot com vào năm 1999 sau đó mới đạt được sự chín muồi và được ứng dụng vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cẩu tăng trưởng tạo ra các công ty có trị giá hàng nghìn tỉ đô la.

Chúng ta sẽ không biết trước tương lai sẽ như thế nào, nhưng với cuộc khủng hoảng mạnh mẽ 1999, Internet đã không biến mất nó vẫn tiếp tục hoàn thiện mình và định hình toàn bộ ngành công nghiệp. Và điều tương tự có thể đang chờ đón công nghệ blockchain.

BINANCENN

Author Shadow

def7be0e149b5524e2beeae37ca699a6?s=90&r=gTôi là một người yêu công nghệ. Tôi thích Crypto, thích viết lách khi rảnh rỗi và thích kiếm tiền online.
Tất cả chia sẻ ở đây là vì đam mê còn việc xuất tiền là do bạn ☺.


Chia sẻ :
!Không copy. Nội dung của chúng tôi được bảo vệ bởi Dịch vụ Bảo vệ Pro của DMCA.com theo luật Bản quyền Quốc tế.