Khác với giao dịch ngắn hạn hay day trading, position trading tập trung vào việc phân tích các yếu tố cơ bản và xu hướng dài hạn để quyết định thời điểm vào và ra khỏi thị trường. Dưới đây, chúng ta cùng nhau phân tích position trading là gì, lợi ích và rủi ro của nó, cũng như các chiến lược phổ biến mà các nhà giao dịch sử dụng để tối ưu hóa lợi nhuận.
Position Trading là gì?
Position Trading là phương thức giao dịch tập trung vào tăng trưởng dài hạn và bỏ qua biến động ngắn hạn (tin tức xấu, giá cả hàng hóa lên xuống). Một Position Trader có thể giữ lệnh vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí đến cả năm.
Các Position Trader thường không để tâm nhiều đến kết quả của giao dịch ngắn hạn. Thường sau khi phân tích kỹ thị trường, họ đặt lệnh và chờ nó đi đúng xu hướng thì họ có lợi nhuận. Còn nếu đi không đúng thì họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm Position Trading là gì, mời bạn tham khảo ví dụ sau: Một nhà giao dịch vị thế có thể mua Bitcoin hoặc loại coin nào đó mà họ tin rằng sẽ tăng giá trong tương lai và giữ những chúng trong nhiều tháng hoặc năm.
Các Trader sử dụng phương thức giao dịch này thường là những Trader có nhiều khoản tiền nhàn rỗi (nhiều hàng hóa). Vì thời gian chờ 1 lệnh khớp lệnh khá lâu lên bắt buộc phải đặt nhiều lệnh trên nhiều hàng hóa khác nhau để giúp gia tăng số lệnh (hoặc có thể gia tăng giá trị mỗi lệnh), để tối đa hóa mức ổn định được với Position.
Có một cách khác nữa giúp các trader có thể sống sót, đó là vừa dùng phương thức Position trading vừa sử dụng kết hợp thêm 1 phương thức giao dịch trong ngắn hạn (Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading) để kiếm thêm các khoản lợi nhuận ngay trong tuần.
Position trading xác định xu hướng như thế nào?
Position trading sử dụng cả phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và yếu tố kinh tế vĩ mô để nhận ra xu hướng.
Vậy cách tốt nhất để xác định xu hướng Position Trading là gì?
- Căn cứ vào mức hỗ trợ và kháng cự: Hỗ trợ là mức giá thấp nhất mà tiền mã hóa khó đạt được, còn kháng cự là mức giá cao nhất mà tiền mã hóa khó vượt qua. Nhà đầu tư thường có xu hướng mua khi giá ở mức hỗ trợ và bán ra khi giá ở vùng kháng cự.
- Giao dịch trong phạm vi cho phép: Khi không có xu hướng rõ ràng, nhà đầu tư sử dụng chiến lược giao dịch phạm vi để mua tài sản bị bán quá mức và bán tài sản bị mua quá mức.
Sự khác biệt của nhà đầu tư thụ động và nhà position trading là gì?
Đặc điểm | Nhà đầu tư thụ động | Nhà position trading |
Mục tiêu | Tích lũy tài sản trong dài hạn, theo đuổi lợi nhuận ổn định | Tìm kiếm cơ hội lợi nhuận ngắn hạn đến trung hạn từ các biến động giá |
Thời gian nắm giữ | Rất dài hạn (nhiều năm hoặc thập kỷ) | Trung hạn (vài tháng đến vài năm) |
Tần suất giao dịch | Rất thấp, thậm chí có thể chỉ mua một lần và giữ mãi | Trung bình, có thể giao dịch nhiều lần trong một năm |
Phân tích | Chủ yếu dựa vào phân tích cơ bản, tập trung vào giá trị nội tại của coin/doanh nghiệp | Kết hợp cả phân tích cơ bản và kỹ thuật, quan tâm đến xu hướng thị trường, biểu đồ giá |
Rủi ro | Thấp hơn do phân tán danh mục và thời gian nắm giữ dài | Cao hơn do tính biến động của thị trường và tần suất giao dịch nhiều hơn |
Chi phí | Thấp hơn do phí giao dịch ít | Có thể cao hơn do phí giao dịch nhiều hơn |
Kiến thức và kỹ năng | Yêu cầu kiến thức cơ bản về đầu tư | Yêu cầu kiến thức chuyên sâu về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và các công cụ giao dịch |
Thái độ | Kiên nhẫn, bình tĩnh, ít bị ảnh hưởng bởi biến động ngắn hạn | Chủ động, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với biến động thị trường |
Ưu điểm của position trading là gì?
- Position trading kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản, làm cho nó là một chiến lược đầu tư đáng tin cậy.
- Không cần giám sát liên tục, nhà đầu tư có thời gian nhận diện cơ hội giao dịch.
- Rủi ro thấp hơn so với giao dịch trong ngày và có thể điều chỉnh vị thế dựa trên hành vi thị trường.
- Các phân tích giúp nhận biết xu hướng và tối đa hóa lợi nhuận.
- Position trading là đầu tư dài hạn, không cần bảo hiểm rủi ro cho các cược ngắn hạn.
Hạn chế của position trading là gì?
Vì là giao dịch dài hạn nên Position sẽ khiến cho các nhà đầu tư bị chôn vốn trong khoản thời gian dài (vài tháng đến một năm) cho đến khi khớp lệnh và thu hồi vốn. Chưa kể các lệnh dài hạn có khả bị đảo ngược xu hướng gây lỗ hoặc gây mất thời gian đối với những nhà giao dịch mới vào nghề khi chưa đủ “cứng” để làm quen với giao dịch.
Muốn đặt được nhiều lệnh hơn, các nhà giao dịch cần tham gia vào nhiều cặp sản phẩm tài chính khác trong rổ hàng hóa/ tiền tệ. Mà mỗi cặp hàng hóa lại có những đặc tính riêng nên sẽ mất thời gian để các nhà giao dịch hiểu/ phân tích về chúng (khung thời gian giao dịch, yếu tố ảnh hưởng của từng cặp hàng hóa).
4 chiến lược position trading trong tiền mã hóa
Để tìm kiếm lợi nhuận khi áp dụng position trading, các nhà đầu tư thường sử dụng các chiến lược sau:
- Đầu tư giá trị: Nhà đầu tư tìm các đồng tiền mã hóa bị định giá thấp nhưng có nền tảng mạnh và giữ chúng cho đến khi giá trị thị trường đạt đúng giá trị nội tại.
- Đầu tư theo xu hướng: Nhà position trading tìm kiếm và theo dõi một xu hướng mạnh, giữ vị thế cho đến khi xu hướng đảo chiều.
- Đầu tư ngược dòng: Nhà giao dịch nắm giữ vị thế ngược lại với xu hướng hiện tại, dự đoán xu hướng sẽ thay đổi dựa trên các phân tích kỹ lưỡng và có cơ sở.
- Luân chuyển ngành: Nhà giao dịch chuyển đổi đầu tư giữa các ngành dựa trên xu hướng kinh tế và hiệu suất ngành để tận dụng cơ hội tăng trưởng.
Hướng dẫn cách giao dịch bằng chiến lược position trading
Nếu bạn là người mới và không biết cách tốt nhất để giao dịch bằng chiến lược position trading là gì thì hãy áp dụng 4 bước sau:
- Xác định xu hướng: Bước đầu tiên là tìm ra xu hướng của thị trường bằng cách xem xét biểu đồ giá lịch sử để hiểu hướng chung của thị trường.
- Chọn tiền điện tử phù hợp: Sau khi xác định xu hướng, chọn loại tiền mã hóa có khả năng di chuyển theo hướng của xu hướng đó.
- Đặt điểm vào và ra: Quyết định giá mua (điểm vào) và giá bán (điểm ra) cho tiền mã hóa đã chọn.
- Quản lý rủi ro: Sử dụng công cụ stop loss (cắt lỗ) để hạn chế tổn thất và chốt lời khi giá chứng khoán đạt mục tiêu của bạn.
Lưu ý: Position trading có thể sinh lợi cho những ai có cái nhìn dài hạn, nhưng nhà giao dịch nên nghiên cứu và hiểu rõ rủi ro trước khi bắt đầu.
Dưới đây là một số mẹo bổ sung để giao dịch bằng chiến lược position trading:
- Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng và mức hỗ trợ và kháng cự.
- Sử dụng phân tích cơ bản để đánh giá sức khỏe tài chính của các dự án.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro.
- Sử dụng công cụ cắt lỗ để hạn chế tổn thất của bạn.
- Chốt lời khi thị trường đạt đến giá mục tiêu của bạn.
Position trading là một chiến lược phức tạp đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật. Tuy nhiên, đây có thể là một cách giao dịch sinh lợi cho những người sẵn sàng nghiên cứu và biết cách quản lý rủi ro của mình.
5 kỹ thuật giúp trader vào lệnh dễ dàng với Position Trading
Dấu hiệu để vào lệnh trong khoảng hỗ trợ và kháng cự
Nếu hỏi kỹ thuật đơn giản nhất của Position Trading là gì thì câu trả lời chính là việc áp dụng việc quan sát mức hỗ trợ và kháng cự.
Sau một thời gian giảm đột ngột thị trường bắt đầu có những giao động có chu kỳ. Bạn có thể kẻ 2 đường thẳng Resistance (kháng cự) và 2 đường thẳng Support (hỗ trợ). Nếu như giá đang giao động trong khoảng hỗ trợ (Support) bạn có thể đặt lệnh mua để chờ giá tăng và ngược lại nếu giá đang giao động nằm trong khoảng 2 đường kẻ kháng cự (Resistance) bạn có thể đặt giá bán để khi giá giảm bạn sẽ có lợi nhuận.
Điểm phá vỡ (Breakout) quá cao có thể đánh giá giảm
Nến xanh biểu thị cho giá tăng, còn nến đỏ biểu thị cho giá giảm. Điểm phá vỡ (Break) là điểm giá lên quá cao vượt giá đỉnh của đỉnh trước theo xu hướng tăng (mũi tên trên hình là đỉnh). Nhưng trong trường hợp dưới đây, giá không tăng mà lại giảm. Bởi vì nếu nối các điểm đáy của nến ta có thể thấy giá sẽ giảm ở một điểm giao nào đó.
Điểm phá vỡ đúng với dấu hiệu Pullback
Đây là điểm giá bị phá vỡ mà bạn có thể đặt lệnh tăng, tuy nhiên thị trường vẫn có thể có một Pullback (nến đỏ). Điều này khiến cho các bạn giao dịch ngắn hạn bị lỗ vì giá sẽ giảm trong một khoản nhỏ, trước khi tăng mạnh.
Xác định đúng điểm dừng lỗ với đường trung bình động MA
Chỉ số MA hầu như rất quen thuộc đối với các Trader mới vào nghề. Nhờ vào chỉ báo này, các nhà giao dịch dài hạn position có thể dễ dàng đưa ra quyết định giao dịch một cách chính xác hơn. Thông thường khi nào đường MA tiếp xúc với nến thì thị trường sẽ đổi chiều, giá sau đó cũng sẽ thay đổi theo
Nhận biết co thắt biến động
Các nến xanh đỏ biến động được biểu diễn như những nến ngắn, không tạo hay đi theo một xu hướng rõ ràng của thị trường. Lúc này bạn nên kết hợp với đường MA và xu hướng của thị trường để xem thử giá có tăng hay không.
Những vấn đề thường gặp về chủ đề “Position Trading là gì”
Position Trading hay Trading trong ngày tốt hơn?
Position Trading có rủi ro thấp hơn và yêu cầu ít thời gian giám sát, trong khi giao dịch trong ngày có thể mang lại lợi nhuận nhanh nhưng rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch nào tốt hơn còn tùy thuộc vào mục tiêu lợi nhuận và chiến lược của bạn.
Tiền mã hóa nào tốt nhất cho Position Trading?
Không có bất kỳ tài sản nào được đánh giá là tốt nhất cho Position Trading. Sự lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro và kiến thức của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tiền mã hóa của các công ty có nền tảng vững chắc và tiềm năng tăng trưởng tốt thường là ưu tiên.
Position Trading khác với giao dịch lướt sóng như thế nào?
Position Trading tập trung vào xu hướng dài hạn và giữ tiền mã hóa lâu hơn. Trong khi đó, giao dịch lướt sóng chú trọng vào biến động giá ngắn hạn và thường chỉ nắm giữ tiền mã hóa vài ngày đến vài tuần.
Kết luận
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được khái niệm “Position trading là gì?” Dù chiến lược này có tiềm năng sinh lợi cao, nhưng việc nghiên cứu kỹ lưỡng và quản lý rủi ro là rất quan trọng để đạt được thành công bền vững.
Theo : Bajaj